Bệnh dại
Bệnh dại

Bệnh dại

Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm sốt và ngứa ran ở vết thương hoặc điểm tiếp xúc, sau đó là một hoặc nhiều triệu chứng sau: cử động dữ dội, hưng phấn không kiểm soát, sợ nước, không thể di chuyển các bộ phận của cơ thể, nhầm lẫn và mất ý thức[1]. Một khi đã xuất hiện các triệu chứng thì bệnh nhân sẽ chắc chắn là tử vong.[1] Thời gian từ khi mắc bệnh và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thường là một đến ba tháng, có thể từ dưới một tuần đến hơn một năm,[1] phụ thuộc vào khoảng cách virus di chuyển dọc theo dây thần kinh ngoại biên để đến hệ thần kinh trung ương.[2] Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú.Bệnh dại do lyssavirus gây ra, bao gồm virus dại và virus lyssa dơi của Úc.[3] Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại khác, kể cả con người.[1] Nước dãi của động vật bị dại cũng có thể truyền bệnh dại nếu tiếp xúc với mắt, miệng hoặc mũi. Chó là động vật bị dại phổ biến nhất. Hơn 99% các trường hợp mắc bệnh dại ở các quốc gia là do bị chó dại cắn.[4]châu Mỹ, dơi cắn là nguồn lây nhiễm bệnh dại phổ biến nhất ở người và ít hơn 5% trường hợp là do chó.[5][6] Loài gặm nhấm rất hiếm khi bị nhiễm bệnh dại.[6] Bệnh này chỉ có thể được chẩn đoán sau khi bắt đầu có các triệu chứng.[5]Các chương trình kiểm soát động vật và tiêm phòng đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh dại từ chó ở một số khu vực trên thế giới.[5] Việc tiêm chủng cho người trước khi họ bị phơi nhiễm được khuyến khích cho những người có nguy cơ cao, bao gồm cả những người làm việc với dơi hoặc những người sống trong thời gian dài ở các khu vực trên thế giới có bệnh dại phổ biến.[5] Ở những người đã tiếp xúc với bệnh dại, thuốc chủng ngừa bệnh dại và đôi khi là globulin miễn dịch phòng bệnh dại có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nếu người đó được điều trị trước khi bắt đầu có các triệu chứng bệnh dại.[5] Rửa vết cắn và vết xước trong 15 phút bằng xà phòng và nước, povidone-iodine, hoặc chất tẩy rửa có thể làm giảm số lượng các phần tử virus và có thể phần nào hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây truyền.[5][7] Tính đến năm 2016[cập nhật], chỉ có 14 người sống sót sau khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh dại.[8][9][10]Bệnh dại gây ra khoảng 17.400 người chết trên toàn thế giới trong năm 2015.[11] Hơn 95% số người chết vì bệnh dại xảy ra ở Châu PhiChâu Á.[5] Khoảng 40% trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi.[12] Bệnh dại có ở hơn 150 quốc gia và có mặt trên tất cả các châu lục, trừ Nam Cực.[5] Nhiều hơn 3 tỷ người sống ở các khu vực trên thế giới có bệnh dại.[5] Một số quốc gia, bao gồm Úc và Nhật Bản, cũng như phần lớn Tây Âu, không có bệnh dại ở chó.[13][14] Nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương hoàn toàn không có bệnh dại.[14] Bệnh này được xếp vào loại bệnh nhiệt đới bị lãng quên.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bệnh dại http://www.health.gov.au/internet/main/publishing.... http://www.animalswecare.com/home_section/rabies/ http://www.diseasesdatabase.com/ddb11148.htm http://www.emedicine.com/eerg/topic493.htm http://www.emedicine.com/med/topic1374.htm http://www.emedicine.com/ped/topic1974.htm http://www.ucdmc.ucdavis.edu/medicalcenter/feature... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2710506 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4947331 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5388903